Hiện nay Việt Nam vẫn giữ nhiều lợi thế về môi trường đầu tư tiềm năng, ổn định chính trị và chính sách quản lý vốn, tất cả tạo thêm sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.

Theo đánh giá của Savills, đối với thị trường bán lẻ, Việt Nam có lợi thế lớn với nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Trong quý I/2021, GDP Việt Nam đã tăng trưởng 4,5%, vốn FDI cam kết tăng 18,5% trong khi FDI giải ngân tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra dân số tăng đều và chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh cũng khiến thị trường bán lẻ tại Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. 

“Mặc dù đầu tư bất động sản tạm thời gặp các vướng mắc về pháp lý, Thủ tướng đang thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tạo thêm cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá quỹ đất”, Savills cho biết.

                     Thị trường bán lẻ tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.

Ở bình diện triển vọng, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết Việt Nam hiện có chỉ số kinh tế vĩ mô hứa hẹn như tăng trưởng GDP mạnh mẽ, tăng trưởng chi tiêu đi kèm với quá trình đô thị hóa nhanh. Nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh hấp dẫn, Việt Nam được xem như một điểm đến đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với đà tăng trưởng GDP, tốc độ đô thị hoá tại Việt Nam dự kiến vẫn tiếp tục diễn ra nhanh chóng. Số lượng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đồng thời gia tăng. Theo nghiên cứu của World Bank, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện chiếm 13% tổng dân số và sẽ đạt 26% vào năm 2026. Tăng trưởng này sẽ tạo ra sự thay đổi lạc quan trong tổng chi tiêu tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, việc GDP bình quân đầu người gần chạm mức 3,000 USD cũng đồng thời cho thấy tiềm năng đáng kể cho ngành bán lẻ tại Việt Nam.

Ngoài ra, các hiệp định thương mại song phương, đa phương giữa Việt Nam và các đối tác cũng sẽ hỗ trợ sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường bán lẻ. 

Ở bình diện triển vọng, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết Việt Nam hiện có chỉ số kinh tế vĩ mô hứa hẹn như tăng trưởng GDP mạnh mẽ, tăng trưởng chi tiêu đi kèm với quá trình đô thị hóa nhanh. Nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh hấp dẫn, Việt Nam được xem như một điểm đến đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với đà tăng trưởng GDP, tốc độ đô thị hoá tại Việt Nam dự kiến vẫn tiếp tục diễn ra nhanh chóng. Số lượng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đồng thời gia tăng. Theo nghiên cứu của World Bank, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện chiếm 13% tổng dân số và sẽ đạt 26% vào năm 2026. Tăng trưởng này sẽ tạo ra sự thay đổi lạc quan trong tổng chi tiêu tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, việc GDP bình quân đầu người gần chạm mức 3,000 USD cũng đồng thời cho thấy tiềm năng đáng kể cho ngành bán lẻ tại Việt Nam.

Ngoài ra, các hiệp định thương mại song phương, đa phương giữa Việt Nam và các đối tác cũng sẽ hỗ trợ sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường bán lẻ. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây