Thay vì nhà tôi 3 đời.. làm gì đó thì nay một antifan của Bkav đã nhân danh “tôi đây 5 năm kinh nghiệm xuất nhập khẩu” và đưa ra lời tố cáo doanh nghiệp này không trung thực, thiếu kiến thức nên để lộ lỗi sai trên giấy tờ hợp đồng mà anh cho là ngụy tạo.

Nguyên văn bài chia sẻ sáng nay, 24/03 của ông chủ Tập đoàn Bkav:

Câu chuyện “TÔI 5 NĂM KINH NGHIỆM LÀM XUẤT NHẬP KHẨU” và thế khó của kẻ tiên phong!

Ngày hôm qua, một tờ báo dẫn lời một anh bạn anti, với câu nói kinh điển “TÔI 5 NĂM KINH NGHIỆM LÀM XUẤT NHẬP KHẨU”, người này nói tôi lừa dối, ngụy tạo giấy tờ xuất khẩu lô Bphone bảo mật sang Châu Âu. Lý do là bên bán trong hợp đồng xuất khẩu lại để tên tiếng Việt “CONG TY CO PHAN BKAV”, chứ không phải là tiếng Anh.

Nói thẳng là tôi không chấp anh bạn đó, nhưng sự việc gợi cho tôi một góc nhìn, về thế khó của người tiên phong.

Năm 2015 Bkav tiên phong ra mắt smartphone đầu tiên thực sự Make in Việt Nam. Những người mà bây giờ chúng ta gọi là anti, do THIẾU KIẾN THỨC, THIẾU NIỀM TIN, liền cho là Bkav lừa dối nhập máy từ Trung Quốc về gắn mác. Kết quả giờ đã phải xin lỗi công khai.

Lần này, Bkav từ một công ty có tới 200 đối tác tại hàng chục quốc gia trên thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra hàng ngày trong cả chục năm qua, lại được cho là thiếu chuyên nghiệp, ngụy tạo giấy tờ khi soạn hợp đồng xuất khẩu NGỜ NGHỆCH với tên công ty là tiếng Việt.

Tôi chắc rằng không nhiều đơn vị tại Việt Nam có giao thương quốc tế nhiều như Bkav. Chúng tôi ký hợp đồng và nhập xuất linh kiện với các đối tác lớn nhỏ. Từ các tập đoàn lớn như Qualcomm, Toshiba, Samsung (cảm biến), cho đến những công ty rất đặc thù về an ninh, hoặc những công ty cả thế giới chỉ có họ sản xuất và cung cấp linh kiện độc quyền.

Khi làm việc với nhiều đối tác như vậy, mỗi Quốc gia, mỗi đối tác, mỗi ngân hàng của họ đều có những quy định trong giao dịch, phù hợp với đặc thù riêng.

Đơn cử phần tên của bên mua, bên bán, mỗi nước, đối tác lại có thể khác nhau. Có bên sẽ yêu cầu tên công ty phải ĐÚNG NHƯ TRONG GIẤY PHÉP KINH DOANH, KHÔNG SAI MỘT KÝ TỰ, thậm chí tiếng Việt không dấu phải viết không dấu, nếu viết có dấu là sai. Có bên thì yêu cầu tên tiếng Anh.

Điều này các bên sẽ phải check chặt chẽ với nhau, tùy theo tập quán mỗi bên. Mục đích là ĐẢM BẢO TIỀN ĐƯỢC CHUYỂN ĐÚNG ĐỊA CHỈ. Nếu sai một chút dù nhỏ, tiền có thể bị chuyển nhầm thì rất phức tạp.

Cụ thể với hợp đồng xuất khẩu Bphone, ngân hàng phía Việt Nam hiển thị trên HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC TẾ, tên của Bkav theo tiếng Việt không có dấu “CONG TY CO PHAN BKAV”. Bên phía nước bạn, ở trường hợp này đề nghị sử dụng đúng như vậy để đảm bảo tiền về đúng nơi. Cũng có thể hiểu đây là TÊN RIÊNG và cần để đúng nguyên bản gốc.

Thế nên việc một anh bạn anti nào đó “5 NĂM KINH NGHIỆM LÀM XUẤT NHẬP KHẨU” mà chưa có dịp thấy hợp đồng ghi tên tiếng Việt và còn không dấu, là điều dễ hiểu. Bởi ở Việt Nam không nhiều doanh nghiệp, kể cả chuyên xuất nhập khẩu phải làm việc với nhiều đối tác, từ nhiều quốc gia như vậy.

Chúc các bạn ngày mới làm việc hiệu quả !

———
Hãy làm việc hết mình, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn ! Do your best, the rest will come!

– Hết trích –

Bởi vậy sau này ai bốc phốt gì thì cũng nghiên cứu kỹ tí nhé, hehe

Theo Nam Mi/vietnambusinessinsider.vn

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây